Thủ tục chốt bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất

Vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội luôn được nhiều người lao động quan tâm đặc biệt. Bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động được hưởng. Các vấn đề phát sinh khi không nắm rõ quy định về chốt sổ, làm sổ bảo hiểm xã hội khiến nhiều người mất đi quyền lợi. Chốt bảo hiểm xã hội là việc làm cần thiết mà người lao động cần nắm rõ khi chấm dứt hợp đồng tại một doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức… Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động như thế nào và có gì mới không?

Mục Lục
  • Hiểu biết cơ bản về bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm xã hội là gì?
  • Nguyên tắc tham gia bảo hiểm xã hội cần biết
  • Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?
  • Khi nào thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội
  • Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về ai?
  • Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
  • Thủ tục thông báo giảm lao động tham gia BHXH
  • Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội
  • Hiểu biết cơ bản về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là gì?


Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp và đảm bảo thay thế cho một phần thu nhập của người lao động khi họ bị: giảm thu nhập, mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức hoặc hết tuổi lao động, hoặc chết dựa trên mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.


Nhà nước có bộ luật bảo hiểm xã hội, quy định rõ ràng về các quy tắc, điều kiện tham gia, cơ chế và mức đóng góp hay hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động. Bảo hiểm xã hội đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội của 1 quốc gia.

Quỹ bảo hiểm xã hội được nhà nước bảo hộ và được dóng góp bởi: người lao động, người sử dụng lao động và nguồn hỗ trợ từ nhà nước.

Nguyên tắc tham gia bảo hiểm xã hội cần biết

Đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội là: người sử dụng lao động và người lao động hoặc có thể là tất cả tùy theo tình trạng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tham gia bảo hiểm xã hội, cần nắm rõ các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc 1: mức hưởng BHXH dựa trên mức đóng và thời gian đóng.
  • Nguyên tắc 2: mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa trên mức lương, mức đóng bảo hiểm tự nguyện dựa trên mức lương mà người lao động lựa chọn – không được thấp hơn mức thu nhập tối thiểu vùng.
  • Nguyên tắc 3: người lao động vừa tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện thì hưởng chế độ hưu trí hay tuất tử dựa trên thời gian đóng BHXH.
  • Nguyên tắc 4: quỹ BHXH được quản lý minh bạch, thống nhất hoạch toán độc lập giữa các chế độ: bắt buộc – tự nguyện – bảo hiểm tự nguyện.
  • Nguyên tắc 5: chế độ xét duyệt, hưởng BHXH được thực hiện đơn giản, dễ dàng, đảm bảo quyền lợi người tham gia.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Khi nào thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội

Người lao động có thể theo dõi việc đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bằng sổ bảo hiểm xã hội, theo khoản 1, điều 96, luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13. Chốt sổ bảo hiểm xã hội ghi lại quá trình đóng sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, khi người tham gia BHXH dừng đóng BHXH ở một đơn vị, công ty, doanh nghiệp nào đó.

Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội thực hiện khi người lao đòng ngừng hoặc kết thúc hợp đồng lao động tại đơn vị, công ty hay khi công vi ngừng hoạt động.

Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về ai?

Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cũng được quy định rõ ràng trong luật lao động, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội là của người sử dụng lao động:

Căn cứ khoản 3, điều 47, luật Lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xã nhận, trả lại sổ BHXH và các giấy tờ khác còn giữ của người lao động.

Căn cứ khoản 5, điều 21, luật BHXH, người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả lại sổ cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH cho tới khi người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc theo luật quy định.

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

Để thực hiện chốt sổ BHXH, bên sử dụng lao động cần thực hiện 2 bước quan trọng: thông báo giảm lao động tham gia BHXH và chốt sổ BHXH cho người lao động.

Thủ tục thông báo giảm lao động tham gia BHXH

Hồ sơ thông báo giảm lao động tham gia BHXH nộp cơ quan BHXH quản lý, bao gồm:

Danh sách giảm lao động tham gia BHXH, BHYT theo mẫu.

Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng người lao động.

Biên bản trả thẻ BHYT đã trả trước đó.

Quyết định chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội hoàn thiện ngay sau khi thông báo giảm người lao động tham gia BHXH của công ty. Hồ sơ được soạn thảo nộp cơ quan BHXH quản lý bằng đường bưu điện hoặc qua mạng với phần mềm BHXH, bao gồm:

Sổ bảo hiểm xã hội/ người – mẫu cũ, tờ bìa sổ BHXH/ người – mẫu mới.

Các tờ rời của sổ BHXH nếu có.

Tờ khai cung cấp thông tin người tham gia BHXH, BHYT theo mẫu.

Công văn chốt sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu.

Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp – nếu có.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội cần được thực hiện đúng luật quy định: luật lao động và luật BHXH để đảm bảo quyền lợi của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng. Đây là trách nhiệm của bên sử dụng lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động cần nắm rõ thông tin và điều luật cần thiết để tránh các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến quyền lợi đôi bên. Quang minh là đơn vị tư vấn luật doanh nghiệp, luật lao động với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp sẽ mang đến thông tin và giải pháp hỗ trợ tiện ích, nhanh chóng, kịp thời cho đơn vị về hồ sơ thủ tục và các vấn đề liên quan để BHXH.
Có thể bạn muốn xem thêm: Hướng dẫn cách đặt tên công ty hay năm 2018