Hướng dẫn trình tự cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Kinh doanh hộ cá thể là hoạt động phổ biến và chiếm tỉ trọng khá lớn của nền kinh tế hiện nay. Nhà nước kiểm soát hoạt động kinh doanh cá thể khá nghiêm ngặt để đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Nhiều gia đình băn khoăn về cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể như thế nào? Trình tự và thủ tục ra sao? Thông tin dưới đây sẽ cung cấp trình tự cần thiết cho các hộ gia đình, cá nhân, đơn vị có nhu cầu và quan tâm đến việc đăng ký kinh doanh cần thực hiện theo quy định.




Mục lục


Những quy định về đăng ký kinh doanh hộ cá thể


Vì sao các đơn vị cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể?


Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ cá thể


Quy trình đăng ký kinh doanh hộ cá thể


Các bước đăng ký kinh doanh hộ cá thể


Hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo quy định


Các vấn đề sau đăng ký kinh doanh hộ cá thể cần biết
Những quy định về đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Vì sao các đơn vị cần đăng ký kinh doanh hộ cá thể?

Kinh doanh hộ cá thể là một hình thức do một cá nhân, gia đình chịu toàn bộ trách nhiệm với hoạt động kinh doanh bằng tài sản của mình. Là mô hình hoạt động thương mại quy mô nhỏ, mang tính chất manh mún nhưng chiếm vị trí quan trọng và tỉ trọng lớn trong nền kinh tế. Đặc điểm của mô hình kinh doanh cá thể:


Không có tư cách pháp nhân và con dấu. Nhưng chủ hộ kinh doanh cũng có thể tự thực hiện khắc dấu ghi tên hộ kinh doanh và địa chỉ nếu cần.


Mô hình với quy mô nhỏ dưới 10 lao động làm việc, nếu quá 10 lao động cần đăng ký thành lập công ty. Chỉ được phép đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm duy nhất.

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể là yêu cầu bắt buộc của các đơn vị khi thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định nhà nước. Việc đăng ký kinh doanh đảm bảo nhà nước quản lý được các hoạt động kinh doanh, thương mại quy mô nhỏ lẻ trên thị trường, giám sát các sai phạm hành chính về thương hiệu, an toàn thực phẩm hay các vấn đề liên quan đến trật tự xã hội, an ninh quốc phòng…
Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ cá thể khá đơn giản, được quy định cụ thể trong:


Nghị định 78/2015/NĐ-CP, luật doanh nghiệp 2014 về dăng ký kinh doanh.


Thông tư 20/2015/TT-BKH về hướng dẫn trình tự, tủ tục đăng ký kinh doanh.

Cá nhân tổ chức đáp ứng các điều kiện:


Tên hộ kinh doanh đúng quy định trong luật doanh nghiệp 2014.


Mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh nằm trong hệ thống ngành và sản phẩm cho phép của nhà nước, không thuộc diện hàng cấm. Đối với hàng thương hiệu cần có ủy quyền phân phối từ hãng.


Mặt bằng kinh doanh là 1 địa chỉ duy nhất và thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của chủ hộ kinh doanh.


Chủ hộ kinh doanh trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Quy trình đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Các bước đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể không có nhiều vấn đề hay thủ tục quá rắc rối. Các cá nhân, gia đình chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện yêu cầu theo luật định, thực hiện tuân thủ theo các bước sau để hoàn thiện hồ sơ thủ tục và được xét duyệt nhanh chóng hiệu quả:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin hộ kinh doanh cá thể - tên hộ kinh doanh, các vấn đề về vốn, giấy tờ liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện, giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, mặt bằng kinh doanh.

Bước 2: soạn thảo hồ sơ, nộp phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện trở lên, chờ xét duyệt.

Bước 3: nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc giải quyết sai phạm, thiếu sót để được xét duyệt hồ sơ. Có thể khắc con dấu nếu cần.

Bước 4: giải quyết các vấn đề đăng ký thuế sau đăng ký kinh doanh hộ cá thể.
Hòan thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo quy định

Hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định luật doanh nghiệp cụ thể bao gồm:


Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh – theo mẫu quy định.


Bản sao chứng chứng thực thông tin cá nhân của chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện gia đình.


Bản sao chứng thực vốn pháp định với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.


Giấy tờ và chứng chỉ hành nghề của chủ hộ kinh doanh với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.


Biên bản họp thành lập hộ kinh doanh của các thành viên góp vốn, có đầy đủ chữ ký theo quy định

Hồ sơ hoàn thiện nộp phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cùng lệ phí. Sau năm ngày xét duyệt nếu không có sai sót về giấy tờ, hộ kinh doanh sẽ được cấp chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Các vấn đề sau đăng ký kinh doanh hộ cá thể cần biết

Sau khi nhận chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hộ kinh doanh có thể thực hiện kinh doanh hợp pháp trên thị trường. Nhưng vẫn cần lưu ý việc đăng ký thuế. Cơ quan thuế nhà nước tại địa phương sẽ tới trực tiếp địa chỉ kinh doanh để thực hiện đăng ký thuế với thông tin cần thiết: chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và chứng minh nhân dân của chủ hộ.

Các loại thuế mà hộ kinh doanh cần đóng cho nhà nước:


Thuế môn bài đóng theo 6 mức theo công văn công văn số 4367/TCT-CS năm 2013 ban hành.


Thuế giá trị gia tăng theo khoản 25, điều 5 luật thuế giá trị gia tăng, nếu hộ kinh doanh thu nhập dưới 100 triệu/ năm không cần đóng thuế GTGT.


Thuế thu nhập cá nhân theo khoản 1 điều 3 luật thuế.



Nhà nước quy định rất nghiêm ngặt các vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh hộ cá thể trong luật doanh nghiệp. Tùy đặc trưng lĩnh vực ngàng nghề mà hồ sơ thủ tục và những vấn đề phát sinh sẽ có những quy định khác nhau. Các cá nhân, đơn vị cần nắm rõ quy định tại luật doanh nghiệp để tránh vi phạm hành chính. Dịch vụ kế toán anpha với đội ngũ chuyên viên là luật sư chuyên nghiêp sẽ hỗ trợ tư vấn khách hàng các vấn đề thủ tục và trình tự cần thiết để đăng ký kinh doanh hộ cá thể hiệu quả. Liên hệ để được tư vấn miễn phí