Mục lục
1. Đặc điểm công ty cổ phần1.1. Công ty cổ phần là gì?
1.2. Ưu nhược điểm công ty cổ phần
2. Vốn công ty cổ phần và hình thức góp vốn
2.1. Các vấn đề về huy động vốn công ty cổ phần
2.2. Hình thức góp vốn công ty cổ phần
3. Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần để trở thành cổ đông
Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là mô hình doanh nghiệp hợp pháp tại việt nam. Là mô hình doanh nghiệp mà số vốn doanh nghiệp được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Công ty có số cổ đông tối thiểu là 3 thành viên, không giới hạn số cổ đông tham gia góp vốn.
Công ty có tư cách pháp nhân, điều lệ doanh nghiệp. Cổ đông sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ doanh nghiệp, nghĩa vụ tài sản khác theo tỉ lệ phạm vi góp vốn vào doanh nghiệp.
Ưu nhược điểm công ty cổ phần
Công ty cổ phần là mô hình được lựa chọn thành lập nhiều, với những ưu nhược điểm riêng trong quá trình hoạt động.
• Ưu điểm: công ty có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn, mô hình có cơ hội phát triển và mở rộng hiệu quả. Cơ chế chuyển nhượng vốn, góp vốn vào công ty cổ phần linh hoạt. Cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần trong phạm nội bộ hoặc ngoài công ty. Rủi ro của các cổ đông được chia nhỏ trong quá trình hoạt động với tỉ lệ góp vốn.
• Nhược điểm: công ty chịu sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước. Bộ máy công kềnh, có nhiều phòng ban khó quản lý. Do nội bộ thành viên không cùng 1 tổ chức nên sẽ có sự phân chia lợi ích nhóm, khó quản lý, khó thống nhất.
Vốn công ty cổ phần và hình thức góp vố
Các vấn đề về huy động vốn công ty cổ phần
Vốn công ty cổ phần bao gồm:
• Vốn chủ sở hữu do các cổ đông đồng sáng lập cam kết đóng góp và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận hoạt động của công ty.
• Vốn do công ty đi vay dưới các hình thức: vay ngân hàng, vay cá nhân, vay do phát hành trái phiếu.
Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng 2 cách: tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng vốn đi vay dưới các hình thức khác theo quy định.
Công ty cổ phần với đặc điểm nổi bật là khả năng huy động vốn linh hoạt. Doanh nghiệp có thể thực hiện phát hành cổ phiếu để huy động vốn đầu tư hiệu quả. Việc góp vốn để trở thành cổ đông của doanh nghiệp không có quá nhiều khó khăn, nhưng chịu sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước.
Cổ đông góp vốn dựa trên điều kiện tài chính của mình, có thể tự do mua hoặc chuyển đổi cổ phần cho các đối tác bên ngoài doanh nghiệp. Cơ sở pháp lý của việc góp vốn vào công ty cổ phần:
• Nghị định số 222/2013/NĐ- CP về thanh toán bằng tiền mặt, có hiệu lực từ 01/03/2014.
• Thông tư 09/2015/TT- BTC hướng dẫn giao dịch tài chsnh của doanh nghiệp theo quy định tại điều 6 nghị định số 222/2013/NĐ-CP.
• Khoản 4 điều 4 luật doanh nghiệp 2005.
Hình thức góp vốn vào công ty cổ phần để trở thành cổ đông
Với các cá nhân, tổ chức góp vốn vào công ty cổ phần để trở thành cổ đông sẽ tuân thủ dựa trên căn cứ khoản 4 điều 4 luật doanh nghiệp.
• Hình thức góp vốn bằng tiền mặt: tiền Việt Nam, ngoại tệ chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, quyền sử dụng đất, tài sản khác có giá trị ghi trong điều lệ công ty để trở thành cổ đông góp vốn, chủ sở hữu chung của công ty.
• Nhận chuyển nhượng cổ phần của một cổ đông trong công ty, thay đổi người đồng sáng lập. Hình thức không làm thay đổi số vốn của công ty.
Các hình thức góp vốn để trở thành cổ đông công ty cổ phần cần thực hiện tuân thủ quy định nhà nước, thông báo và hoàn thành thủ tục đăng ký theo quy định.
Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần để trở thành cổ đông
Theo luật doanh nghiệp 2005 quy định về việc góp vốn để trở thành cổ đông công ty cần tuân thủ các thủ tục sau cho các trường hợp:
Góp vốn thêm vào công ty cổ phần, đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh. Với hồ sơ bao gồm:
• Thông báo thay đôi vốn điều lệ.
• Biên bản quyết định thay đổi vốn điều lệ.
• Biên bản họp thay đổi hội đồng cổ đông về thay đổi vốn điều lệ.
• Giấy đăng ký kinh doanh
• Giấy tờ chứng thực góp vốn của thành viên mới.
• Giấy tờ chứng thực thông tin thành viên mới
Góp vốn theo hình thức chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông trong công ty. Thủ tục bao gồm:
• Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập – có mẫu quy định.
• Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông.
• Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo mẫu.
• Danh sách cổ đông công ty.
• Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp và thành viên mới soạn thảo hồ sơ theo quy định, nộp phòng đăng ký kinh doanh chờ xét duyệt. Việc thay đổi và góp vốn khá đơn giản, thủ tục và yêu cầu không quá lằng nhằng.
Các vấn đề về góp vốn của công ty cổ phần được quy định trong luật doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu góp vốn, rút vốn cần tuân thủ luật quy định để tránh các vi phạm hành chính ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán anpha là đơn vị chuyên tư vấn luật với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ cung cấp thông tin chính xác về vấn đề góp vốn và cách góp vốn công ty cổ phần doanh nghiệp. Liên hệ để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ cần thiết.