Hướng dẫn cách đóng thuế hộ kinh doanh cá thể mới nhất

Mọi hoạt động kinh doanh trên thị trường đều được nhà nước kiểm soát khá nghiêm ngặt, đảm bảo công bằng và minh bạch. Các đơn vị kinh doanh quy mô lớn nhỏ khác nhau đều cần thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nước. Mô hình kinh doanh hộ cá thể chiếm tỉ trọng không hề nhỏ trong nền kinh tế thị trường nước ta. Vấn đề hoạt động và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể với nhà nước không được đề cập đến nhiều, khiến nhiều người khó khăn về tiếp cận thông tin. Hộ kinh doanh cá thể đóng thuế như thế nào? Câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Mục lục
1. Hiểu về mô hình kinh doanh hộ cá thể
1.1. Định nghĩa mô hình kinh doanh hộ cá thể
1.2. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
2. Thuế và cách đóng thuế của hộ kinh doanh cá thể
2.1. Tính thuế hộ kinh doanh cá thể
2.2. Thuế kinh doanh hộ cá thể đóng ở đâu và như thế nào?


Hiểu về mô hình kinh doanh hộ cá thể
Định nghĩa mô hình kinh doanh hộ cá thể
Mô hình kinh doanh hộ cá thể là một đơn vị kinh doanh không có tư cách pháp nhân, do một cá nhân, gia đình thành lập và quản lý hoạt động. Hộ kinh doanh cá thể chỉ sử dụng duy nhất 1 địa chỉ kinh doanh và không sử dụng quá 10 nhân viên. Trường hợp sử dụng quá 10 nhân viên cần thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Một mô hình kinh doanh đơn giản, tải sản kinh doanh là tải sản cá nhân hoặc gia đình. Chủ đại diện pháp lý của hộ kinh doanh cá thể chịu toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ với tải sản và các khoản nợ của đơn vị. hộ kinh doanh có tính chất nhỏ lẻ manh mún, không mang lại sự tin tưởng cao như mô hình doanh nghiệp. Các cá nhân tổ chức muốn góp vốn cần thành lập doanh nghiệp.
Mô hình hoạt động dễ dàng, thống nhất dưới sự quản lý của người đại diện pháp lý, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính hơn. Người đại diện tài chính sẽ là người thực hiện quyền và nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Tỉ lệ lợi nhuận sẽ được chia theo thỏa thuận của các thành viên trong gia đình.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
Thành lập hộ kinh doanh cá thể không khó với cơ chế mở cửa của nhà nước. Các chính sách và quyền lợi được mở rộng tạo điều kiện cho các gia đình thành lập và hoạt động trên thị trường. Điều kiện chung mà các đơn vị cần đáp ứng để được xét duyệt đăng ký thành lập:
Điều kiện về tên hộ kinh doanh cá thể: tên riêng và địa chỉ cụ thể hộ kinh doanh.
Điều kiện về địa chỉ kinh doanh là địa chỉ duy nhất và có giấy tờ sử dụng hợp pháp.
Điều kiện về vốn kinh doanh, đặc biệt với ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần đáp ứng vốn pháp định.
Điều kiện về người đại diên pháp lý cần trên 18 tuổi và là công dân việt nam có khả năng chịu tránh nhiệm dân sự.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh – với ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần có chứng chỉ hành nghề, các chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Thuế và cách đóng thuế hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể cần thực hiện các nghĩa vụ về thuế như mô hình công ty, để được nhà nước bảo hộ và đảm bảo quyền lợi, cạnh tranh công bằng trên thị trườn. Dưới đây là những quy định về thuế của hộ kinh doanh cá thể.

Tính thuế hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể cần thực hiện đóng các loại thuế:
Thuế môn bài – loại thuế các đơn vị có doanh thu trên 100 triệu/ năm bắt buộc phải đóng. Mức thuế sẽ được quy định theo doanh thu bình quân hàng năm. Căn cứ pháp lý nghị định 139/2016/NĐ-CP có 3 mức căn cứ:
Mức doanh thu bình quân từ 100 – 300 triệu/ năm đóng 300 nghìn/ năm
Mức doanh thu từ 300 – 500 triệu/ năm đóng 500 nghin/ năm.
Mức doanh thu từ 500 trở lên/ năm đóng 1 triệu/ năm.
Các mô hình được miễn thuế môn bài: thu nhập dưới 100 triệu/ năm, kinh doanh theo mùa vụ, kinh doanh không thường xuyên, ngành nghề muối, hậu cần nghề cá.
Thuế thu nhập cá nhân – TNCN và thuế giá trị gia tăng – GTGT  loại thuế được tính cho cá nhân theo tỉ lệ doanh thu tính thuế. Cá nhân phải đóng thuế GTGT và TNCN có doanh thu trên 100 triệu/ năm. Trong đó doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, hoa hồng, tiền cung cấp dịch vụ… phát sinh trong kỳ tính tế. và tỉ lệ tính doanh thu cũng theo từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau được quy định trong thông tư 92/2015/tt- btc.
Các loại thuế khác có liên quan: thuế sử dụng tài nguyên môi trường, thuế bảo vệ môi trường, thuế dịch vụ cho những lĩnh vực ngành nghề đặc trưng.

Thuế kinh doanh hộ cá thể đóng ở đâu và như thế nào?
Hộ kinh doanh cá thể đóng thuế thực hiện tại cơ quan kho bạc cấp huyện, đóng thuế theo kỳ hạn quy định của nhà nước. Các hộ kinh doanh khi mới thành lập sẽ có nhân viên thuế của cơ quan chức năng tới trực tiếp cửa hàng để thực hiện đăng ký mã số thuế.
Doanh thu tính thuế được bắt đầu từ thời điểm 10 ngày sau đăng ký kinh doanh. Hình thức nộp thuế:
Với thuế môm bài có thể nộp bất kỳ thời điểm nào trong năm. Trong các trường hợp bắt đầu kinh doanh từ 6 tháng đầu năm nộp cả năm, từ 6 tháng cuối năm nộp 50%. Hộ kinh doanh sẽ được cấp giấy chứng nhận đã nộp thuế.
Với các thuế GTGT và TNCN sẽ có giấy đưa về cửa hàng cố định, hộ kinh doanh cần trực tiếp tới kho bạc để nộp, thời hạn không quá 3 ngày sau khi nhận được giấy và không quá 6 ngày cho khu vực miền núi. Hình thức nộp thế khoán ổn định.

Các vấn đề doanh nghiệp, hộ kinh doanh hộ cá thể đều được quy định nghiêm ngặt trong luật doanh nghiệp. Các đơn vị kinh doanh được nhà nước bảo vệ và đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động cạnh tranh công bằng cần thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Đóng thuế của hộ kinh doanh cá thể được quy định nghiêm ngặt trong luật doanh nghiệp. Cá nhân, hộ kinh doanh gặp vấn đề thắc mắc về thuế và phương thức đóng, liên hệ với dịch vụ kế toán anpha để được tư vấn miễn phí  và hỗ trợ.