Những công ty cần có điều lệ hoạt động

Điều lệ là gì? Những công ty cần có điều lệ hoạt động
Thành lập công ty, quá trình hoạt động được nhà nước quản lý nghiêm ngặt. Các cá nhân – đơn vị trước tiên cần đáp ứng điều kiện thành lập. Điều lệ là gì? Câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian đầu thành lập. Có phải công ty nào cũng cần điều lệ doanh nghiệp? Dưới đây là những thông tin cần thiết về điều lệ doanh nghiệp theo luật mà đơn vị cần biết để thành lập công ty hiệu quả.

Mục lục
1. Điều lệ doanh nghiệp là gì?
1.1. Định nghĩa điều lệ công ty và vai trò với doanh nghiệp
1.2. Công ty cần có điều lệ doanh nghiệp
2. Xây dựng nội dung điều lệ doanh nghiệp
3. Thành lập công ty và những điều cần biết
3.1. Điều kiện thành lập công ty
3.2. Quy trình thành lập công ty theo quy định


Điều lệ doanh nghiệp là gì?
Định nghĩa điều lệ công ty và vai trò với doanh nghiệp
Điều lệ công ty là một thuật ngữ được sử dụng nhiều, một yếu tố quan trọng định hướng sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng không nhiều người nắm rõ được định nghĩa chính xác của điều lệ công ty là gì?
Theo luật doanh nghiệp 2015 định nghĩa: “Điều lệ là bản cam kết của các thành viên trong công ty về việc góp vốn, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Các cam kết do thành viên công ty tự thỏa thuận nhưng dựa trên các nguyên tắc pháp luật”. Điều lệ đảm nhiệm các vai trò cụ thể với doanh nghiệp:
Điều lệ doanh nghiệp là căn cứ khi các tranh chấp tài sản, phát sinh nếu không trái quy định nhà nước sẽ sử dụng các thỏa thuận trong điều lệ để giải quyết, ưu tiên hàng đầu.
Điều lệ định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Giải pháp và kim chỉ nang cho công ty định hướng phát triển ổn định.
Căn cứ chia lợi nhuận dựa trên tỉ lệ góp vốn và đóng góp của các thành viên, cổ đông trong công ty. Đảm nhiệm vai trò cân bằng lợi ích công giữa các thành viên.

Công ty cần có điều lệ doanh nghiệp
Điều lệ được ghi rất rõ ràng theo mẫu quy định trong luật doanh nghiệp 2015. Trong luật cũng quy định các mô hình công ty cần có điều lệ để đảm bảo hoạt động minh bạch, công bằng:
Công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên/ 2 thành viên trở lên.
Công ty hợp doanh.
Mẫu điều lệ của các doanh nghiệp sẽ được quy định, nhưng điều khoản cam kết sẽ có những đặc trưng riêng cho các mô hình riêng biệt. Lưu ý riêng mô hình doanh nghiệp tư nhân sẽ không có điều lệ hoạt động.

Xây dựng nội dung điều lệ doanh nghiệp
Xây dựng nội dung bản điều lệ doanh nghiệp là bước dầu cần thiết để định hình và mở công ty, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và lựa chọn mô hình phù hợp. Điều lệ công ty sẽ có 2 phần: điều lệ trong quá trình thành lập công ty và điều lệ được sửa đổi bổ sung trong quá trình hoạt động.
Căn cứ xây dựng nội dung điều lệ doanh nghiệp là các điều cấm trong điều 25 luật doanh nghiệp 2014. Nội dung điều lệ công ty được quy định rõ ràng trong luật doanh nghiệp tại điều 25. Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty:
Dựa trên tinh thần tự nguyện, thỏa thuận của các thành viên, cổ đông trong các cuộc họp, đàm phán đưa ra.
Điều lệ cần được xây dựng riêng mang đặc trưng của công ty về tình trạng định hướng phát triển, không được sao chép của doanh nghiệp khác.
Xây dựng nội dung điều lệ “ tự do nhưng trong khuôn khổ pháp luật cho phép”, có đầy đủ thông tin và nội dung yêu cầu theo điều 25, luật doanh nghiệp. Định hướng hiệu quả và có lợi cho công ty.

Thành lập công ty và những điều cần biết
Điều kiện thành lập công ty
Thành lập công ty là bước đầu quan trọng mà doanh nghiệp cần hoàn thiện để bước vào kinh doanh hiệu quả, đúng luật. Các điều kiện thành lập hiện nay đon giản hơn với cơ chế mở cửa và tạo điều kiện của nhà nước. Điều kiện thành lập công ty cơ bản với:
Điều kiện về tên doanh nghiệp.
Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh.
Điều kiện về vốn điều lệ.
Điều kiện về người đại diện pháp lý.
Với các mô hình riêng, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện đi kèm riêng. Quá trình hoàn thiện và xây dựng điều lệ đã chuẩn bị điều kiện cần thiết cho quá trình thành lập công ty, đăng ký kinh doanh hiệu quả theo luật doanh nghiệp quy định.

Quy trình thành lập công ty theo quy định
Cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập công ty cần tuân thủ các quy định của nhà nước trong luật doanh nghiệp 2014. Tuân thủ quy trình sẽ là căn cứ để đơn vị hoàn thiện hồ sơ hiệu quả.
Bước 1: chuẩn bị thông tin doanh nghiệp, điều lệ và những thông tin ban đầu về: tên, địa chỉ công ty, ngành nghề, vốn, điều lệ…
Bước 2: hoàn tiện hồ sơ thủ tục theo quy định.
Bước 3: nộp hồ sơ cùng lệ phí tại phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch đầu tư.
Bước 4: giải quyết vấn đề phát sinh nếu có, yêu cầu tư phòng đăng ký kinh doanh.
Bước 5: nhận chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu doanh nghiệp.
Sau nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động thương mại trên thị trường đúng quy định và được nhà nước bảo vệ. Nhưng cần hoàn thiện các vấn đề về: Con dấu, bố cáo doanh nghiệp, mua hóa đơn, đăng ký mã số thuế, đóng biển hiệu… để thực đưa doanh nghiệp vào quá trình phát triển ổn định, lâu dài mà không phạm các vấn đề vi phạm hành chính.

Quá trình thành lập doanh nghiệp ban đầu với những quy định nghiêm ngặt của nhà nước. Điều lệ công ty là một yếu tố quan trọng – cam kết cần thiết đảm bảo cho việc thành lập công ty hiệu quả từ các thành viên, cổ đông góp vốn theo luật quy định. Thành lập doanh nghiệp với nhiều phát sinh do cho từng mô hình. Các cá nhân, tổ chức nên lựa chọn đơn vị tư vấn luật uy tín để đảm bảo nắm rõ những thông tin cần thiết, hoàn thiện đăng ký thành lập công ty hiệu quả. Liên hệ ngay với kế toán Tư Vấn Quang Minh để được tư vấn hỗ trợ miễn phí.